Vừa qua, vòng Chung kết của cuộc thi diễn ra trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V năm 2023 (SV_STARTUP 2023) diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó nhóm gồm 6 bạn được đơn vị Trường Khoa học Tự nhiên cử đi đã giành được giải 3 của cuộc thi với dự án “giấy làm từ vỏ sò” nhận được sự quan tâm của nhiều đơn vị.

336568164_594362359281177_4071913191353517808_n

Thời gian gần đây, những sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc những sản phẩm có thời gian phân hủy trong tự nhiên ngắn đã trở thành xu thế mới đối với người tiêu dùng. Trước những lo ngại về sự gia tăng của việc khai thác gỗ để làm giấy, hàng loạt các sản phẩm tiện ích được ra đời nhằm thay thế hoặc thay thế một phần giấy truyền thống như: giấy làm từ đá vôi, bã mía, … đang được nhiều người tiêu dùng hưởng ứng và đón nhận. Tuy nhiên, các sản phẩm này còn tồn đọng một vài vấn đề, đơn cử như việc sử dụng HDPE làm chất kết dính cho sản phẩm giấy đá vôi. HDPE là một loại nhựa tạo ra những hạt vi nhựa, có thời gian phân hủy dài, không thân thiện với môi trường và sức khỏe của con người.

336091441_2405505002946107_7638196560632417113_n

Nhận thấy điều đó nhóm bạn trẻ đã tiến hành quy trình sản xuất giấy từ vỏ sò được đơn tối ưu hóa với mục đích đơn giản, giảm thiểu tối đa sử dụng hóa chất độc hại, dễ áp dụng vào công nghiệp hóa, thương mại hóa. Qua đó, giá thành sản phẩm sẽ càng giảm khi đước áp dụng sản xuất qui mô lớn. Với nguồn nguyên liệu dồi dào dễ tìm, dễ sản xuất số lượng lớn sẽ là điểm cộng cho sự phát triển trong tương lai.

Dự án “giấy làm từ vỏ sò” quả thực đã và đang được các bạn sinh viên thực hiện hóa và trong tương lai không xa sẽ mang đến một thị trường an toàn và thân thiện.

Khởi nghiệp sinh viên không còn là việc gì quá xa lạ nhưng không phải sinh viên nào cũng có khả năng khởi nghiệp trong thời gian còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Những bạn sinh viên đã dám bản lĩnh, dám đương đầu với khó khăn thử thách trên con đường khởi nghiệp của mình.