Nhằm chào mừng kỷ niệm 320 năm Thành phố Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (1698 – 2018), kỷ niệm 21 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/2947 – 27/7/2018), giáo dục lịch sử, truyền thống cho các thành viên tham gia và thực hiện chương trình công tác năm 2018. Nhà Văn hóa Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hành trình du khảo xe máy “Tuổi trẻ miền Đông”, Chủ đề: 320 năm Gia Định – Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh (1698 – 2018) với sự tham gia của hơn 50 thành viên.

Đoàn hành trình du khảo xe máy “Tuổi trẻ miền Đông”, đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương và viếng đền thờ Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh – thượng đẳng công thần. Bên cạnh đó đoàn cũng đã đến thắp hương tại Văn miếu Trấn Biên, cùng xem hoạt cảnh “Người đi mở cõi” của Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh và giao lưu với Nhà văn Nguyễn Phi Hùng – Hội viên Hội Văn học nghệ thuật TP. Châu Đốc – tác giả diễn ca “Người đi mở cõi”.

Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên ở Nam bộ,được xây dựng vào đời vua Hiển Tông năm Ất Vị thứ 25 (tức năm 1715), nơi xây dựng văn miếu là chỗ đất tốt. Di tích được khảo tả  “Phía nam hướng đến sông Phước(Phước Long Giang), phía bắc dựa theo núi rừng( Núi Long Ẩn), núi sông thanh tú, cỏ cây tươi tốt”.

Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trong bối cảnh vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai đã khá ổn định về chính trị, phát triển kinh tế – xã hội (có Nông Nại Đại Phố, có dinh trấn…) như một sự xác lập vị thế địa văn hóa – chính trị của vùng đất; đồng thời là sự tiếp nối văn miếu Thăng Long và truyền thống trọng học, trọng trí thức nhân tài của tổ tiên trải qua nhiều thế kỷ xây dựng quốc gia tộc lập tự chủ. Gắn liền với văn miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển khá sớm ở Biên Hòa – Đồng Nai lúc bấy giờ. Và trên nền giáo dục ấy cũng đã sản sinh ra những tên tuổi làm rạng rỡ vùng đất phương Nam, đồng thời tô điểm thêm truyên thống văn hóa ngàn năm của dân tộc ta như: Võ Trường Toản, Trịnh Hòai Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Nguyễn Đình Chiểu…

Do thời gian và những biến cố lịch sử, văn miếu Trấn Biên bị tàn phá không còn lại dấu vết, song với những gì được mô tả và người đời lúc bấy giờ xưng tụng, người Biên Hòa – Đồng Nai hôm nay rất đỗi tự hào về ngôi đền văn miếu của mình.

Để  kỷ niệm 300 năm Biên Hòa – Đồng Nai, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng lại văn miếu Trấn Biên trên nền Văn miếu xưa thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa. Việc phỏng dựng lại văn miếu Trấn Biên không chỉ là việc làm hướng về cội nguồn, truyền thống đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân mà còn gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa để “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” như Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) của Đảng đã đề ra./.

Một số hình ảnh trong hành trình:

-300x285 dv-300x200 fd-300x152 fs-300x200 q-300x242 s-300x200 sd-300x158 vc-300x200